Bài đăng

Quý vị nghĩ sao về hành động này của nhà sư ?

Hình ảnh
Mình nghĩ rằng: Đạo Phật là đạo tỉnh giác. Giác ngộ để giải thoát mọi khổ đau, không nương tựa, chấp chước vật gì trong đời. Trong tiến trình giác ngộ giải thoát (thất giác chi) thì có niệm giác chi, trạch pháp giác chi là những bước đầu. Trong bát chánh đạo là chánh kiến, chánh tư duy. Hành động này của nhà sư mình không nhận thấy lợi lạt gì cho việc tu tập giác ngộ để giải thoát, cũng không thấy có lợi lạt cho xã hội. Nó gần giống với tu khổ hạnh hơn. Thoạt nhìn thì thấy ngưỡng mộ ý chí, tâm thành,... Nhưng với Phật pháp thì cần "Duy tuệ thị nghiệp". Giác ngộ mới giải thoát được mọi khổ đau, thành chính quả. Trong kinh Đại niệm xứ, Phật có dạy: Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ. Phật khuyên : luôn nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Qua tu tập tứ niệm xứ cần tuệ chi để nhận ra vô thường, vô ngã và "...sống an trú chánh niệm như

Làm sao để biết đó có phải là Chánh Pháp ?

Hình ảnh
 

Quán chiếu về tính KHÔNG

Hình ảnh
 

VÔ NGÃ – KHỔ - VÔ THƯỜNG (BA ĐẶC TÍNH CỦA HIỆN TƯỢNG SỰ VẬT)

Hình ảnh

Bảy bước đến thực tại (Thất giác chi) - Hòa thượng Pháp Tông thuyết giảng

Hình ảnh

Năm tổ hợp tạo nên tiến trình sống (Ngũ Uẩn) - Hòa thượng Pháp Tông thuyết giảng

Hình ảnh

Một số cách giải thích về mười hai nhân duyên

Một số cách giải thích về mười hai nhân duyên Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi, là nguyên lý của mọi hiện hữu. Nó là sự thật nên không bị giới hạn trong không gian và thời gian.  Ðức Phật khẳng định rằng: "Duyên sinh là thực tính của mọi hiện hữu, sự thật này không thay đỗi dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện".  Một hiện hữu dù nhỏ như hạt nhân của nguyên tử đến to lớn như vũ trụ cũng không nằm ngoài nguyên lý này. Với đặc tính đó, giáo lý mười hai nhân duyên có thể dùng để soi sáng nhiều vấn đề khác trong cuộc đời như luân hồi, nhân quả... tùy thuộc theo góc quan sát của người giải thích. Ở đây chỉ giới thiệu 4 cách giải thích phỗ biến. 1- Dạng thức tỗng quát :  "Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt" . (Tiểu Bộ kinh, tr.291).  Dạng thức này là cách trình bày khái quát, tóm tắt và đơn giản nhất do chính Ðức Phật nói. Nó được xem như là một nguyên lý c

Sự vận hành của mười hai nhân duyên

Sự vận hành của mười hai nhân duyên Thông qua ý nghĩa của các chi phần mười hai nhân duyên, đặc biệt là chi phần lục nhập, một lần nữa khẳng định rằng, dạng thức duyên khởi này là giáo lý nói về con người, bởi vì chỉ ở con người mới có đầy đủ 6 cơ quan tri giác. Do vậy, khi nói về sự vận hành của mười hai nhân duyên cũng chính là nói về sự vận hành con người. Vì không nhận biết hiện hữu (con người và thế giới) là do nhân duyên hòa hợp mà sinh khởi, luôn biến dịch và không có một tự thể thường hằng, nên con người ảo tưởng về một tự ngã: đây là cái tôi và đây là cái của tôi (Vô minh). Chính ảo tưởng và sự bất giác này quấy động tâm thức, làm sinh khởi lòng tham ái, chấp thủ...  Và đó là động cơ cho các hành động của thân, lời và ý (Hành). Mỗi khi ý niệm về một tự ngã sinh khởi thì Thức có mặt. Sự hiện hữu của Thức tất yếu đòi hỏi sự có mặt của chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức (Danh sắc, Lục nhập). Khi căn, trần và thức gặp gỡ nhau (Lục nhập), thì Xúc sinh khởi. Cảm thọ (Thọ) có m

Ý nghĩa của mười hai chi phần nhân duyên

Ý nghĩa của mười hai chi phần nhân duyên 1- Vô minh (Avijjà) : sự mê mờ, cuổng si của tâm thức; hay nói cách khác là sự không hiểu biết như thật về hiện hữu là duyên sinh, vô thường và không có một tự  thể độc lập, bất biến. 2- Hành (Sankhàra): động lực, ý chí hành động tạo tác (ý hành) của thân, miệng và ý. 3- Thức (Vinnana): tri giác của con người về thế giới thông qua các cơ quan chức năng như mắt (nhãn thức), tai (nhĩ thức), mũi (tỉ thức), lưỡi (thiệt thức), thân (thân thức) và ý (ý thức). 4- Danh sắc (Nàma - rùpa): sắc là phần vật lý và sinh lý, danh là phần tâm lý. Với con người, sắc là cơ thể vật chất, các giác quan và chức năng của chúng; danh là các tâm phụ thuộc (tâm sở), như xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. 5- Lục nhập (Chabbithàna): có nơi gọi là sáu xứ, là sự tương tác giữa 6 căn (= 6 nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và đối tượng của chúng là 6 trần (= 6 ngoại xứ: hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ý tưởng - pháp). 6- Xúc (Phassa): sự gặp gỡ, tiếp x

Mười hai nhân duyên là gì ?

Mười hai nhân duyên là gì ?  Trong kinh Tương Ưng Bộ II (Samyutta Nikàya), Ðức Phật đã thuyết minh về mười hai nhân duyên (Duyên khởi) như sau:  "Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sinh sinh; do sinh sinh, có lão tử, sầu, bi, khỗ, ưu, não sinh, hay toàn bộ khỗ uẩn sinh. Ðây gọi là Duyên khởi".  "Do đoạn diệt tham ái, vô minh một cách hoàn toàn, hành diệt; do hành diệt nên thức diệt; do thức diệt nên danh sắc diệt; ...; do sinh diệt nên lão tử, sầu bi, khỗ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khỗ uẩn đoạn diệt. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là đoạn diệt".  Mười hai nhân duyên được Ðức Phật định nghĩa gồm hai chiều hướng: chiều hướng sinh khởi (còn gọi là lưu chuyển: do vô minh, hành sinh...) và chiều hướng đoạn diệt (còn gọi là hoàn diệt: do đoạn diệt tham ái, vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt...