ĐẠI NIỆM XỨ

ĐẠI NIỆM XỨ


Đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn Niệm Xứ:

-------------

(Kinh này được thể hiện lại theo một cách đã được điều chỉnh đôi chút để mong: Bản thân dễ nắm bắt để tu tập được đúng, và có thể giúp cho những ai đó phù hợp, thấy dễ hiểu hơn, dễ nắm bắt hơn, để sớm đi tới tu tập đúng, đạt được thành tựu). Đây chỉ là những hiểu biết và nắm bắt được trong hiện tại trên quá trình tu học, còn rất nhiều hạn chế, cũng mong được sự góp ý mang tính xây dựng theo mục đích này. Nếu quý vị nào không thấy phù hợp, xin hãy bỏ qua. Trân trọng cảm ơn !). Để hiệu quả hơn, kính đề nghị quý vị xem thêm các bài kinh: Quán niệm hơi thở và Thân hành niệm.

-------------

1. Sống quán thân nơi thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm: Để chế ngự tham ưu ở đời.

 Sống quán thân nơi thân là: Trong cuộc sống, luôn luôn quán thân nơi thân chứ không phải chỉ lúc ngồi thiền hay hành thiền.

 

Quán thân nơi thân là:

- Quán hơi thở;

- Quán cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi, mọi cử động (gãi, nháy mắt, với tay, nhổm dậy,…);

- Quán về  vị trí các giới và sự sắp đặt các giới tạo nên thân thể (đất, nước, gió, lửa);

- Quán các thành phần cấu tạo nên thân thể (da, xương, tóc, tim, phổi, máu, mủ, ...);

- Quán sự sinh diệt, thành hoại nơi thân thể (thành, trụ, hoại, không).

Luôn sống quán thân nơi thân với tinh thần: Nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

Sống quán thân nơi nội thân; Hay sống quán thân nơi ngoại thân; Hay sống quán thân nơi cả nội thân, ngoại thân; Hay sống quán tính sinh khởi nơi thân; Hay sống quán tính diệt tận nơi thân; Hay sống quán tính sinh diệt nơi thân: “Có thân đây” (thấy biết rõ về thân nơi thân ngay trong thực tại đang quán tới), an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.


Như vậy là sống quán thân nơi thân.


2. Sống quán thọ nơi các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm: Để chế ngự tham ưu ở đời.

 Sống quán thọ nơi các thọ là: Trong cuộc sống, luôn luôn quán thọ nơi các thọ chứ không phải chỉ lúc ngồi thiền hay hành thiền. Quán thọ nơi các thọ là quán các thọ đó để nhận rõ là thọ lạc; hay thọ khổ; hay thọ không lạc không khổ.

Luôn quán thọ nơi các thọ với tinh thần: Nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

Sống quán thọ nơi các nội thọ; Hay sống quán thọ nơi các ngoại thọ; Hay sống quán thọ cả nơi các nội thọ, ngoại thọ; Hay sống quán tính sinh khởi nơi các thọ; Hay sống quán tính diệt tận nơi các thọ; Hay sống quán tính sinh diệt nơi các thọ: “Có thọ đây” (thấy biết rõ cảm thọ nơi cảm thọ ngay trong thực tại), sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời.

Như vậy là sống quán thọ nơi các thọ.


3. Sống quán tâm nơi tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

 Sống quán tâm nơi tâm là: Trong cuộc sống, luôn luôn quán tâm nơi tâm chứ không phải chỉ lúc ngồi thiền hay hành thiền. Quán tâm nơi tâm để nhận rõ thực tại là tâm đang tham hay tâm đang không tham, tâm đang sân hay tâm đang không sân, tâm đang tán loạn hay tâm đang không tán loạn, ...

Luôn quán tâm nơi tâm với tinh thần: Nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

Sống quán tâm nơi nội tâm; Hay sống quán tâm nơi ngoại tâm; Hay sống quán tâm nơi nội tâm, ngoại tâm; Hay sống quán tính sinh khởi nơi tâm; Hay sống quán tính diệt tận nơi tâm; Hay sống quán tính sinh diệt nơi tâm: “Có tâm đây” (thấy biết rõ loại tâm ngay trong thực tại), sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gi trên đời.

Như vậy là sống quán tâm nơi tâm.


4. Sống quán pháp nơi các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

 Sống quán pháp nơi các pháp là: Trong cuộc sống, luôn luôn quán pháp nơi các pháp chứ không phải chỉ lúc ngồi thiền hay hành thiền.

Luôn quán pháp nơi các pháp với tinh thần: Nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.


+ Quán pháp nơi các pháp đối với năm triền cái:

Để nhận rõ những thứ tham dục, sân hận, lười biếng, buồn ngủ, lăng xăng, hối hận, nghi ngờ. Trong những thứ đó thì thấy rõ những thứ nào đang có; Hay đang không có; Chưa sinh khởi; Hay đã sinh khởi nay được đoạn diệt.


Sống quán pháp trên các nội pháp; Hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; Hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; Hay sống quán tính sanh khởi trên các pháp; Hay sống quán tính diệt tận trên các pháp; Hay sống quán tính sinh diệt trên các pháp: "Có những pháp ở đây" (thấy biết rõ pháp ngay trong thực tại), sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

 

Như vậy là sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.

 

+ Lại nữa, sống quán pháp nơi các pháp đối với Năm Thủ uẩn:

Suy tư:

“Ðây là sắc, đây là sắc sinh, đây là sắc diệt.

Ðây là thọ, đây là thọ sinh, đây là thọ diệt.

Ðây là tưởng, đây là tưởng sinh, đây là tưởng diệt.

Ðây là hành, đây là hành sinh, đây là hành diệt.

Ðây là thức, đây là thức sinh, đây là thức diệt”.


Sống quán pháp trên các nội pháp; Hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; Hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; Hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; Hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp: "Có những pháp ở đây" (thấy biết rõ pháp ngay trong thực tại), sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời.

 

Như vậy là sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn.

 

+ Lại nữa, sống quán pháp nơi các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ:

 

- Tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc: Do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, tuệ tri như vậy; Và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, tuệ tri như vậy; Và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, tuệ tri như vậy; Và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, tuệ tri như vậy.

- Và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng: ...

- Và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương: ...

- Và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị: ...

- Và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc: ...

- Và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp: Do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, tuệ tri như vậy; Và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, tuệ tri như vậy; Và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, tuệ tri như vậy; Và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, tuệ tri như vậy.

 

Sống quán pháp trên các nội pháp; Hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; Hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; Hay sống quán tính sinh khởi trên các pháp; Hay sống quán tính diệt tận trên các pháp; Hay sống quán tính sinh diệt trên các pháp: "Có những pháp ở đây" (thấy biết rõ pháp ngay trong thực tại),  sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

 

Như vậy là sống quán pháp trên các pháp, đối với Sáu Nội Ngoại xứ.

 

+ Lại nữa, sống quán pháp nơi các pháp đối với Bảy Giác chi:

 

- Nội tâm có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: “Nội tâm có Niệm Giác chi”; Hay nội tâm không có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: “Nội tâm không có Niệm Giác chi”; Và với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, tuệ tri như vậy; Và với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, tuệ tri như vậy.

- Hay nội tâm có Trạch pháp Giác chi...

- Hay nội tâm có Tinh Tấn Giác chi...

- Hay nội tâm có Hỷ Giác chi...

- Hay nội tâm có Khinh An Giác chi...

- Hay nội tâm có Ðịnh Giác chi...

- Hay nội tâm có Xả Giác chi, tuệ tri rằng: “Nội tâm có Xả Giác chi”; Hay nội tâm không có Xả Giác chi, tuệ tri rằng: “Nội tâm không có Xả Giác chi”; Và với Xả Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, tuệ tri như vậy; Và với Xả Giác chi đã sanh, nay tu tập viên thành, tuệ tri như vậy.


Sống quán pháp trên các nội pháp; Hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; Hay sống quán pháp trên cả các nội phápngoại pháp; Hay sống quán tính sinh khởi trên các pháp; Hay sống quán tính diệt tận trên các pháp; Hay sống quán tính sinh diệt trên các pháp: "Có những pháp ở đây" (thấy biết rõ pháp ngay trong thực tại), sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh tríchánh niệm. Và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

 

Như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.

 

+ Lại nữa, sống quán pháp nơi các pháp đối với Bốn Sự thật:

 

Như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ” (Sự thật về Khổ);

Như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ Tập” (Sự thật về nguyên nhân gây ra Khổ);

Như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ Diệt” (Sự thật về sự không còn Khổ);

Như thật tuệ tri: “Ðây là Con Đường đưa đến Khổ Diệt” (Sự thật về cách thức làm cho không còn Khổ).



> Thế nào là Khổ ?:

 

Năm Thủ uẩn là khổ. Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn.

 

Như vậy tóm lại: Năm THỦ UẨN là Khổ.



> Thế nào là Khổ tập ?:

 

Sự Tham Ái đưa đến tái sanh, câu hữu với Hỷ và Tham, TÌM CẦU hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như Dục Ái, Hữu Ái, Vô Hữu Ái.



Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu ? Khi an trú thì an trú ở đâu? :

 

Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái?

1/ Sáu Căn:

- Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời cái tai...

- Ở đời mũi...

- Ở đời lưỡi...

- Ở đời thân...

- Ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



2/ Sáu sắc trần (cảnh trần):

- Ở đời các sắc...

- Ở đời các tiếng...

- Ở đời các hương...

- Ở đời các vị...

- Ở đời các cảm xúc...

- Ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



3/ Sáu thức:

- Ở đời nhãn thức...

- Ở đời nhĩ thức...

- Ở đời tỷ thức...

- Ở đời thiệt thức...

- Ở đời thân thức...

- Ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



4/ Sáu xúc:

- Ở đời nhãn xúc...

- Ở đời nhĩ xúc...

- Ở đời tỷ xúc...

- Ở đời thiệt xúc...

- Ở đời thân xúc...

- Ở đời ý xúc là sắc thân ái, à sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



5/ Xúc sở sanh Thọ:

- Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ...

- Ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ...

- Ở đời tỷ xúc sở sanh thọ...

- Ở đời thiệt xúc sở thanh thọ...

- Ở đời thân xúc sở sanh thọ...

- Ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



6/ Tưởng:

- Ở đời sắc tưởng...

- Ở đời thanh tưởng...

- Ở đời hương tưởng...

- Ở đời vị tưởng...

- Ở đời xúc tưởng...

- Ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



7/ Tư

- Ở đời sắc tư...

- Ở đời thanh tư...

- Ở đời hương tư...

- Ở đời vị tư...

- Ở đời xúc tư...

- Ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ai. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



8/ Ái

- Ở đời sắc ái...

- Ở đời thanh ái...

- Ở đời hương ái...

- Ở đời vị ái...

- Ở đời xúc ái...

- Ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.



9/ Tầm (Tìm cầu, hướng tới)

- Ở đời sắc tầm...

- Ở đời thanh tầm...

- Ở đời hương tầm...

- Ở đời vị tầm...

- Ở đời xúc tầm...

- Ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.



10/ Tứ (sau khi Tầm, tập tủng tư duy suy nghĩ vào đó gọi là Tứ)

- Ở đời sắc tứ...

- Ở đời thanh tứ...

- Ở đời hương tứ...

- Ở đời vị tứ...

- Ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

 

Như vậy gọi là Khổ Tập Thánh Đế.

> Thế nào là Khổ Diệt ?:

 

Sự diệt tận KHÔNG CÒN luyến tiếc Tham Ái ấy, sự Xả Ly, sự Khí Xả, sự Giải Thoát, sự Vô Nhiễm Tham Ái.



+ Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu ? Khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu?:

 

Ở đời các sắc gì thân ái, các sắc gì khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.



+ Ở đời sắc gì thân ái ? Sắc gì khả ái?:

 

* 6 căn:

 

- Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời tai...

- Ở đời mũi...

- Ở đời lưỡi...

- Ở đời thân...

- Ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.


* 6 sắc trần (cảnh trần):

 

- Ở đời các sắc...

- Ở đời các tiếng...

- Ở đời các mùi hương...

- Ở đời các vị…

- Ở  đời các xúc...

- Ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 thức:

 

- Ở đời nhãn thức...

- Ở đời nhĩ thức...

- Ở đời tỷ thức...

- Ở đời thiệt thức...

- Ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 xúc:

 

- Ở đời nhãn xúc...

- Ở đời nhĩ xúc...

- Ở đời tỷ xúc...

- Ở đời thiệt xúc...

- Ở đời thân xúc...

- Ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 xúc sở sanh thọ:

 

- Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ...

- Ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ...

- Ở đời tỷ xúc sở sanh thọ...

- Ở đời thiệt xúc sở sanh thọ...

- Ở đời thân xúc sở sanh thọ..

- Ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 tưởng:

 

- Ở đời sắc tưởng...

- Ở đời thanh tưởng...

- Ở đời hương tưởng...

- Ở đời vị tưởng...

- Ở đời xúc tưởng...

- Ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 tư:

 

- Ở đời sắc tư...

- Ở đời thanh tư...

- Ở đời hương tư...

- Ở đời vị tư...

- Ở đời xúc tư...

- Ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 ái:

 

- Ở đời sắc ái...

- Ở đời thanh ái...

- Ở đời hương ái...

- Ở đời vị ái...

- Ở đời xúc ái...

- Ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 tầm:

 

- Ở đời sắc tầm...

- Ở đời thanh tầm...

- Ở đời hương tầm...

- Ở đời vị tầm...

- Ở đời xúc tầm...

- Ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

* 6 tứ:

 

- Ở đời sắc tứ...

- Ở đời thanh tứ...

- Ở đời hương tứ...

- Ở đời vị tứ...

- Ở đời xúc tứ...

- Ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái: Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

 

Như vậy gọi là Khổ Diệt Thánh Đế.

 

 > Thế nào là Đạo Diệt Khổ thánh đế ?:

 

Đó là làm đúng 8 điều:

 

Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

 

Thế nào là Chánh Tri Kiến?

 

Tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ Tập, tri kiến về Khổ Diệt, tri kiến về Khổ Diệt Đạo.

 

Thế nào là Chánh Tư Duy?

 

Tư duy về Ly Dục, tư duy về Vô Sân, tư duy về Bất Hại.

 

Thế nào là Chánh Ngữ?

 

Tự chế Không Nói Láo, tự chế Không Nói Hai Lưỡi, tự chế Không Ác Khẩu, tự chế Không Nói Lời Phù Phiếm.

 

Thế nào là Chánh Nghiệp?

 

Tự chế Không Sát Sinh, tự chế Không Trộm Cướp, tự chế Không Tà Dâm.

 

Thế nào là Chánh Mạng?

 

Từ Bỏ Tà Mạng, Sinh Sống Bằng Chánh Mạng.

 

Thế nào là Chánh Tinh Tấn?

 

- Đối với các Ác, Bất Thiện Pháp Chưa Sinh: Khởi lên ý muốn Không cho sanh khởi. Nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

 

- Đối với các Ác, Bất Thiện Pháp Đã Sinh: Khởi lên ý muốn Trừ Diệt. Nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

 

- Đối với các Thiện Pháp Chưa sinh: Khởi lên ý muốn khiến Cho Sinh Khởi. Nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

 

- Đối với các Thiện Pháp Đã Sinh: Khởi lên ý muốn khiến Cho An Trú, Không Cho Băng Hoại, Khiến Cho Tăng Trưởng, Phát Triển, Viên Mãn. Nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

 

Thế nào là Chánh niệm?

 

- Sống quán thân nơi thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm: Để chế ngự tham ưu ở đời;

- Sống quán thọ nơi các cảm thọ...

- Sống quán tâm nơi các tâm... 

- Sống quán pháp nơi các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm: Để chế ngự tham ưu ở đời.

 

Thế nào là Chánh định?

 

Ly Dục, Ly Ác Bất Thiện pháp: Chứng và trú Thiền thứ nhất (một trạng thái hỷ lạc do Ly dục sinh, với Tầm, với Tứ).

 

Diệt Tầm, Diệt Tứ: Chứng và trú Thiền thứ hai (một trạng thái hỷ lạc do Định sinh, không Tầm, không Tứ, nội tĩnh nhất tâm).

 

Ly Hỷ, Trú Xả, chánh niệm, tỉnh giác: Chứng và trú Thiền thứ ba (thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú).

 

Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước: Chứng và trú Thiền thứ tư (không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh).

 

Như vậy gọi là Khổ Diệt Đạo Thánh Đế.

 

Như vậy, sống quán pháp nơi các nội pháp; Hay sống quán pháp nơi các ngoại pháp; Hay sống quán pháp nơi các nội phápngoại pháp; Hay sống quán tính sinh khởi nơi các pháp; Hay sống quán tính diệt tận nơi các pháp; Hay sống quán tính sinh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây" (thấy biết rõ pháp ngay trong thực tại), sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh tríchánh niệm, và sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

 

Như vậy  sống quán pháp nơi các pháp đối với Bốn Sự Thật.

 

Thành tựu sẽ đạt được:

 

Tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong bảy năm, có thể chứng một trong hai quả sau đây:

 

1. Chứng Chánh Trí ngay trong hiện tại;

2. Nếu còn Hữu Dư Y (đã diệt tận hết thảy phiền não và chứng đắc giác ngộ Niết Bàn, nhưng vẫn còn lưu lại nhục thân. Vô Dư y: chứng đạt cảnh giới Niết Bàn mà thân thể do Ngũ Uẩn hợp thành cũng tận diệt)chứng quả Bất Hoàn.

 

Này các Tỳ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm... trong năm năm... trong bốn năm... trong ba năm... trong hai năm... trong một năm,… trong bảy tháng, … trong sáu tháng... trong năm tháng... trong bốn tháng... trong ba tháng... trong hai tháng... trong một tháng... trong nửa tháng... trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả trên.

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu bidiệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.

 

- HẾT -

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quý vị nghĩ sao về hành động này của nhà sư ?

Kinh Thân Hành Niệm